A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bản đồ Nhật Bản thay đổi sau động đất

Trận động đất mạnh 8,9 độ richter ở Nhật Bản hôm 11.3 nâng trái đất khoảng 17cm trên trục quay và khiến ngày ngắn đi 1,8 micro giây (1 micro giây bằng một phần triệu của giây).
Hòn đảo chính của Nhật Bản Honshu cũng bị xê dịch khỏi vị trí cũ khoảng 2,4m. “Hiện tượng trục quay trái đất bị dịch chuyển sẽ khiến chu kỳ quay của trái đất thay đổi” - nhà địa vật lý Richard Gross (Mỹ) cho biết. Trục quay này càng nghiêng gần về phía xích đạo, quá trình xoay vòng của trái đất càng bị đẩy nhanh lên. Vòng xoay lại xác định thời lượng của một ngày. Do đó khi vòng xoay thay đổi, thời lượng của ngày cũng thay đổi.

“Tác động của trận động đất vừa xảy ra tại Nhật Bản lên trục quay trái đất còn lớn hơn nhiều so với tác động của trận động đất mạnh 9,1 độ richter tại Chile vào năm 2004” - Giám đốc Viện Khảo sát vật lý địa chất Mỹ Antonio Piersanti thông báo ngày 13.3. Theo Shengzao Chen - một nhà địa vật lý thuộc Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGC), trận động đất xảy ra do vỏ trái đất bị nứt dọc một khu vực dài tới 400km và rộng 160km, khiến các địa tầng kiến tạo bị trượt tới hơn 18m.

Chỉ sau 36 giờ xảy ra động đất, các khu vực ở phía tây Nhật Bản bị đẩy lùi gần về phía Bắc Mỹ khoảng 3,66m và toàn bộ nước Nhật Bản bị đẩy thấp xuống khoảng 0,6m. Theo nhà địa vật lý Mark Simons thuộc Caltech, việc nắm rõ được mức độ di chuyển của vùng đất bị động đất và các dư chấn sẽ giúp các nhà khoa học tìm hiểu được các rủi ro mà vùng đất đó có thể hứng chịu trong tương lai để lên kế hoạch ứng phó thích hợp.

Một tuần trước khi động đất tại Nhật Bản xảy ra, một số nhà khoa học thế giới thông báo, vào ngày 19.3, mặt trăng sẽ tiến sát trái đất nhất kể từ năm 1992 với khoảng cách gần 357.000km và có thể là nguyên nhân gây rối loạn khí hậu, động đất, núi lửa phun trào... Hiện tượng này được gọi là “siêu mặt trăng”, từng xảy ra vào năm 1955, 1974, 1992, 2005 và dường như đều có sự kiện khí hậu cực đoan như sóng thần Indonesia tháng 12.2004 làm hàng trăm nghìn người thiệt mạng, hay lốc xoáy Tracy với tốc độ gió 250km/h phá hủy thành phố Darwin (Australia).


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Bản đồ địa giới hành chính
Dịch vụ công trực tuyến
Dịch vụ công trực tuyến
Thống kê truy cập
Hôm nay : 241
Hôm qua : 255
Tổng số : 2.412.482,44