A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giải mã kích thước hạt mưa

Những hạt mưa rơi xuống mái nhà, đường đi, cành cây trong một cơn mưa bụi hoặc trận bão có kích thước hoàn toàn khác nhau. Việc tìm lời giải thích cho bí mật này hóa ra dễ hơn giới khoa học từng tưởng tượng. Các chuyên gia từ lâu cho rằng sự khác biệt lớn về kích thước hạt mưa dựa trên những sự tương tác phức tạp của chúng khi được hình thành bên trong các đám mây. Trong suốt quá trình này, những hạt "sơ sinh" có khuynh hướng kết dính vào nhau trong mây, tạo thành những hạt lớn hơn.
 

Vì sao hạt mưa có những kích cỡ khác nhau?
 
Tình trạng hỗn loạn không khí bên trong một đám mây gây bão có thể trợ giúp mạnh đến tiến trình tạo thành hạt mưa. Sau khi phân tích quá trình rơi của hạt mưa, các nhà khoa học thuộc Ðại học Aix-Marseille (Pháp) đã phát hiện những hạt mưa trải qua một chuỗi các chuyển động thay đổi hình dạng trong khi rơi và cuối cùng nổ tung thành một nhóm các hạt có kích thước khác nhau.
 
Ngày trên sao Thổ ngắn
 
 Ngày trên sao Thổ ngắn hơn so với những gì chúng ta đã biết, một nghiên cứu mới đang chứng minh giả thiết này. Nghiên cứu trên được đăng trên Tạp chí Nature, chỉ ra rằng khoảng thời gian để sao Thổ hoàn tất một vòng quay quanh trục của nó là 10 giờ 34 phút và 13 giây, ngắn hơn 5 phút so với các tính toán trước đó. Không có đất và đá giống như các hành tinh khác, sao Thổ là một hành tinh khí khổng lồ (loại hành tinh cấu tạo bằng các chất khí ở thể lỏng) khiến cho việc tính toán chu kỳ của nó trở nên rất khó khăn. Thạc sĩ A. Pren-tít thuộc Trường đại học Monash tại Men-bơn cho rằng, các nhà thiên văn học chỉ tính toán dựa trên từ tính của sao Thổ. Mặt khác, thông số này có thể dao động dẫn tới kết quả kém chính xác.
 
Sử dụng ni-lông phế thải để làm đường
 
Các  nhà khoa học tại Khoa Hóa, Trường đại học kỹ thuật Thiagarajar ở TP Ma-đu-rai, bang Ta-min Na-đu, miền nam Ấn Ðộ đã tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề này, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hơn 200 m đường sử dụng hỗn hợp bê-tông nhựa đường và ni-lông phế thải trong khuôn viên trường Thiagarajar đã được làm vào năm 2002.  Hơn tám năm qua, đoạn đường này vẫn nguyên vẹn không hề bị hư hại. Thực tế này đã khiến dư luận bắt đầu quan tâm tới phương pháp sử dụng ni-lông phế thải để làm đường. Các thí nghiệm cũng như thực tế cho thấy, hỗn hợp rải đường này có khả năng chống nước thấm, chịu nóng và áp lực cao hơn bê-tông nhựa đường thông thường không có ni-lông. Các chuyên gia xây dựng cho rằng, hỗn hợp để rải đường theo phương pháp này có rất nhiều ưu điểm: công nghệ đơn giản, tăng gấp đôi sức bền của đường, khả năng chống lún cao, không bị vỡ, nứt và nhất là có tuổi thọ cao, có thể sử dụng tới 60 năm mà hầu như không cần phải bảo dưỡng.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Bản đồ địa giới hành chính
Dịch vụ công trực tuyến
Dịch vụ công trực tuyến
Thống kê truy cập
Hôm nay : 169
Hôm qua : 300
Tổng số : 2.412.481,12